Công tác sinh hoạt chuyên môn theo nghiên của bài học năm học 2021-2022 của trường Mầm non Thanh Trường

Thứ hai - 23/05/2022 01:48
Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-MNTTr ngày 02/12/2019 của trường Mầm non Thanh Trường ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giai đoạn 2019-2022. Năm học 2021-2022 nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên của bài học trong gia đoạn 2 - “nâng cao” là cùng nhau suy ngẫm phân tích nguyên nhân, tìm các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng bài học trên nền tảng giáo viên đã thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong giai đoạn 1 - “xây nền”(hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ để nhận ra vấn đề thực tế).
Công tác sinh hoạt chuyên môn theo nghiên của bài học năm học 2021-2022 của trường Mầm non Thanh Trường
         Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-MNTTr ngày 02/12/2019 của trường Mầm non Thanh Trường ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giai đoạn 2019-2022. Năm học 2021-2022 nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên của bài học trong gia đoạn 2 - “nâng cao” là cùng nhau suy ngẫm phân tích nguyên nhân, tìm các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng bài học trên nền tảng giáo viên đã thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong giai đoạn 1 - “xây nền”(hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ để nhận ra vấn đề thực tế).
         Ngay từ đầu năm học nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn nhà trường, điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, học sinh trong tổ, đặc biệt thực hiện đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ, phát huy tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thể hiện rõ vấn đề chuyên môn mới trong năm học, kế thừa vấn đề chuyên môn của năm học trước đó để điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại và định hướng phát triển trong năm học này. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi để đảm bảo các điều kiện tốt nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
           Chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào điều kiện thực tế của Tổ để lựa chọn các hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp, đạt hiệu quả, có thể chọn một hoặc nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn cho mục tiêu và nội dung cụ thể. Hạn chế tối đa việc giáo viên rời vị trí công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để thực hiện sinh hoạt chuyên môn tập trung. Chỉ các nội dung cần có sự thống nhất cao của tập thể hay cần thực hành trực tiếp để hướng dẫn mới cần tổ chức tập trung. Chỉ đạo tổ thu xếp thời gian hợp lí để tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung, đẩy mạnh hình thức tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự thực hiện và trao đổi qua các phương tiện công nghệ (zoom, team microsoft…) hoặc mạng xã hội (zalo, facebook…); sinh hoạt chuyên môn gián tiếp thông qua các phương tiện online hoặc offline (email, phần mềm, điện thoại, văn bản…); sinh hoạt chuyên môn kết hợp (trực tiếp và gián tiếp, online và offline). Chỉ đạo tổ sắp xếp hình thức sinh hoạt chuyên môn đan xen nhau trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của cả năm học để tạo hứng thú cho giáo viên cũng như mang lại hiệu quả cao trong sinh hoạt chuyên môn.
         Nhà trường thường xuyên tham dự, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Đánh giá ưu, nhược điểm về tiến trình của buổi sinh hoạt chuyên môn; người chủ trì chuẩn bị các nội dung sinh hoạt; nội dung chia sẻ của các thành viên trong tổ; cách chuẩn bị bài học minh họa để từ đó sau mỗi cuộc sinh hoạt chuyên môn sẽ rút ra kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn ở các buổi sinh hoạt chuyên môn lần sau.
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giai đoạn 2 - “nâng cao” của nhà trường đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp, hành động, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng phong cách, tác phong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, tích cực xây dựng khối đoàn kết thông nhất, có lối sống lành mạnh, trung thực nhân cách và đối xử công bằng với trẻ; thẳng thắn đấu tranh với sai phạm, tiêu cực trong mọi hoạt động. Đặc biệt nội dung sinh hoạt chuyên môn được tổ chức phù hợp với điều kiện hiện có của tổ chuyên môn, nhu cầu của giáo viên còn gặp khó khăn, chất lượng một số hoạt động sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên vững vàng hơn nhiều trong chuyên môn, linh hoạt, sáng tạo hơn trong nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức, đặc biệt biết tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính sáng tạo của trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và vận dụng mọi lúc, mọi nơi.
                                                 Nguồn tin
Đặng Yến - Trường MN Thanh Trường
 

























 
 

Tác giả: Đặng Thị Hải Yến

Nguồn tin: Đặng Thị Hải Yến - Trường mầm non Thanh Trường

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON THANH TRƯỜNG
Địa chỉ: Tổ 3, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ
Điện thoại: 0982 049 128 - Email: hongmaimnthanhtruong@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây