Trường Mầm non Thanh Trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020
- Chủ nhật - 21/06/2020 06:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện Kế hoạch số 1397/KH-UBND ngày 27/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ về thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Năm học 2019-2020 trường Mầm non Thanh Trường tiếp tục thực hiện Đề án và làm tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu của Đề án trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số trên địa bàn phường nhằm đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho trẻ học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của phường và Thành phố.
Cô đón trẻ vào lớp
Thực hiện Kế hoạch số 1397/KH-UBND ngày 27/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ về thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Năm học 2019-2020 trường Mầm non Thanh Trường tiếp tục thực hiện Đề án và làm tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu của Đề án trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số trên địa bàn phường nhằm đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho trẻ học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của phường và Thành phố.
Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như qua góc tuyên truyền ở các nhóm/lớp, bảng tin, pa nô, áp phích; thông qua các cuộc họp phụ huynh, họp tổ dân phố, bản; phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng của phường để tuyên truyền nội dung của Đề án tới nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các lớp tích cực xây dựng môi trường tiếng Việt và tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi từ việc lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch đến vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt theo hình thức lồng ghép trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, đảm bảo cho trẻ học tiếng Việt qua chơi, trải nghiệm dưới nhiều hình thức, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong việc học tiếng Việt. Đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo từng độ tuổi đảm bảo đúng nội dung, phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và hoàn cảnh sống, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc.
Việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non ở trường Mầm non Thanh Trường đã hình thành và phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số, chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường tiểu học như: khả năng nghe, nói tiếng Việt; biết sử dụng các từ, câu phù hợp với ngữ cảnh trong giao tiếp hằng ngày; trẻ tự tin trong giao tiếp… Công tác tuyên truyền của nhà trường về Đề án được phụ huynh và nhân dân ủng hộ, qua đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được khẳng định và tạo niềm tin cho phụ huynh gửi gắm con em mình./.
Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như qua góc tuyên truyền ở các nhóm/lớp, bảng tin, pa nô, áp phích; thông qua các cuộc họp phụ huynh, họp tổ dân phố, bản; phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng của phường để tuyên truyền nội dung của Đề án tới nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các lớp tích cực xây dựng môi trường tiếng Việt và tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi từ việc lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch đến vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt theo hình thức lồng ghép trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, đảm bảo cho trẻ học tiếng Việt qua chơi, trải nghiệm dưới nhiều hình thức, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong việc học tiếng Việt. Đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo từng độ tuổi đảm bảo đúng nội dung, phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và hoàn cảnh sống, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc.
Việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non ở trường Mầm non Thanh Trường đã hình thành và phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số, chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường tiểu học như: khả năng nghe, nói tiếng Việt; biết sử dụng các từ, câu phù hợp với ngữ cảnh trong giao tiếp hằng ngày; trẻ tự tin trong giao tiếp… Công tác tuyên truyền của nhà trường về Đề án được phụ huynh và nhân dân ủng hộ, qua đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được khẳng định và tạo niềm tin cho phụ huynh gửi gắm con em mình./.
Nguồn tin: Trường MN Thanh Trường
Một số hình ảnh minh hoạt của nhà trường